FMARKET LÀ GÌ? REVIEW FMARKET – SIÊU THỊ CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

by Ha Phuong

Bài viết hôm nay mình cùng đi tìm hiểu với các bạn về Fmarket – Fmarket là gì? Fmarket lừa đảo hay là giải pháp an toàn, đột phá trong giao dịch đầu tư?

1. FMARKET LÀ GÌ?

Hiện nay trên các trang mạng xã hội bạn bắt đầu thấy có nhiều người nhắc đến Fmarket. Vậy Fmarket là gì?

Fmarket là viết tắt của Fund Market – Siêu thị chứng chỉ quỹ, là nền tảng giao dịch Quỹ mở tập trung, hoạt động như 1 sàn giao dịch điện tử.

Giống như Shopee, Tiki, Lazada, bạn có thể mua sản phẩm từ rất nhiều shop qua sàn giao dịch này, khác ở chỗ sản phẩm của Fmarket là các chứng chỉ quỹ, người bán là các công ty quản lý quỹ – đơn vị phát hành các chứng chỉ quỹ đó.

Fmarket

Shopee/Tiki/Lazada

Giống

Giao dịch online

Cung cấp nền tảng giao dịch

Sản phẩm

Sản phẩm tài chính – Chứng chỉ quỹ Sản phẩm hàng hóa – Thời trang, sách,…

Người bán

Các công ty quản lý quỹ – là công ty phát hành các chứng chỉ quỹ Shop bán hàng

Vai trò

Fmarket chỉ cung cấp nền tảng, bạn mua bán trực tiếp với công ty quản lý quỹ Đôi khi Shopee/Tiki/Lazada là người bán trực tiếp

So sánh với các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam như vậy chắc hẳn bạn đã hình dung ra Fmarket là gì rồi đúng không nào?

2. FMARKET LỪA ĐẢO KHÔNG?

Để trả lời câu hỏi này, cần phải hiểu được một số thông tin cơ bản về Fmarket: công ty chủ quản của Fmarket là ai? Fmarket đã được cấp giấy phép chưa? Vai trò và trách nhiệm của Fmarket thế nào khi chúng mình đầu tư qua Fmarket…

2.1 Thông tin cơ bản về Fmarket

Fmarket là sản phẩm của Công ty CP Công Nghệ Tài Chính Fincorp. Công ty được cấp giấy ĐKKD số 0314127430 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TPHCM cấp ngày 23/11/2016. Trong đó ngành nghề kinh doanh của công ty có hạng mục: hỗ trợ dịch vụ tài chính; hoạt động chuyên môn,  khoa học và công nghệ; nghiên cứu phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Fmarket là gì? giấy đăng ký kinh doanh

Fmarket như nói ở trên là nền tảng giao dịch Quỹ mở tập trung. Nền tảng Fmarket đã được UBCK NN cấp Giấy phép vào năm 2018. Bạn có thể xem Giấy phép Tại đây.

Trên website Fmarket có viết:

“Bằng việc xây dựng Fmarket hướng tới người dùng, chúng tôi mong muốn giúp tất cả mọi người tiếp cận với việc đầu tư vào Quỹ mở, Trái phiếu và các sản phẩm tài chính của các Tổ chức phát hành uy tín một cách dễ dàng, minh bạch và chuyên nghiệp, tạo ra một kênh đầu tư tiềm năng hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng, hiệu quả hơn so với Nhà đầu tư giao dịch trên TTCK.”

Như vậy có thể thấy Fmarket hướng tới là một nền tảng giúp nhà đầu tư giao dịch thuận tiện, dễ dàng hơn vào các sản phẩm tài chính.

2.2 Lý do mà Fmarket ra đời

Được viết trên website: “Fmarket ra đời với một lý do rất đơn giản, khi tiếp cận các Đại lý phát hành để mua Chứng chỉ quỹ và Trái phiếu, chúng tôi nhận thấy rất nhiều bất tiện trong quá trình mua – bán và hạn chế sự linh hoạt của nhà đầu tư.

Mặt khác, các công ty quản lý quỹ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc tương tác và phục vụ tốt các nhà đầu tư cá nhân vốn ít, trong khi nhu cầu với các sản phẩm đầu tư chuyên nghiệp là rất lớn.”

Bản thân mình trước đây khi đầu tư vào các quỹ mở, cũng thực sự thấy phức tạp và phiền toái, khi phải qua SSI để ký hợp đồng và theo dõi qua app này, phải qua VND để ký hợp đồng và theo dõi qua app kia, khá là bất tiện và không tập trung. Fmarket giải quyết được các vấn đề này.

2.3 Vai trò của Fmarket

Khi bạn mua các chứng chỉ quỹ, bạn sẽ nhận được bản hợp đồng, ký trực tiếp với các công ty quản lý quỹ. Bạn cũng chuyển khoản trực tiếp tới tài khoản của công ty quản lý quỹ, Fmarket không nắm giữ tiền và chứng chỉ quỹ của bạn.

Như vậy có thể thấy Fmarket đúng như công bố, họ chỉ đóng vai trò là nền tảng giao dịch.

Trên đây bạn chắc đã có đủ thông tin để biết “Fmarket lừa đảo” không rồi đúng không?

3. ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA FMARKET

3.1 Ưu điểm giống như các sàn Shopee,Tiki,Lazada

Bạn có thể thấy thương mại điện tử mang đến cho bạn sự tiện lợi như thế nào, thì Fmarket cũng vậy.

Bạn không cần phải đến trực tiếp nơi mua, đăng ký tài khoản online 1 lần và vào app để giao dịch. App cũng quản lý, lưu trữ lịch sử giao dịch của bạn.

Với sự tiện lợi của các trang TMĐT, chúng ta đang chứng kiến một sự phát triển vượt trội của hình thức mua sắm online. Người ta dễ dàng hơn trong việc mua sắm, và vì thế dẫn đến chi tiêu quá đà.

Mình thì hy vọng, cũng giống như trên, nhưng thay vì thế mọi người chi tiêu quá đà cho việc mua chứng chỉ quỹ trên Fmarket thì tốt hơn rất nhiều : ))

3.2 Ưu điểm so với cách mua Chứng chỉ quỹ truyền thống

Fmarket có rất nhiều ưu điểm so với cách mua truyền thống:

 

Fmarket

Theo cách truyền thống

Giao dịch dễ dàng, mua được nhiều loại quỹ trên cùng 1 app Mua chứng chỉ quỹ nào thì phải đến từng nơi, ký hợp đồng với từng quỹ đó
Nhanh, tiện. Xác thực 1 lần để có thể mua nhiều CCQ Nhiều thủ tục, đặc biệt khi muốn mua nhiều quỹ
Quản lý tập trung: Theo dõi các CCQ trên cùng 1 app Không tập trung: Mỗi CCQ sẽ theo dõi tại app của nơi bạn mua

3.3 Ưu điểm so với các ứng dụng Tikop/Finhay/Infina

Fmarket

Tikop/Finhay/Infina

Sàn giao dịch quỹ mở, siêu thị quỹ mở Ứng dụng – dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC)
Là 1 ứng dụng, 1 nền tảng giao dịch, giúp việc mua chứng chỉ quỹ được dễ hơn Góp vốn, hợp tác kinh doanh chung
Độ an toàn cao hơn 1 bậc Rủi ro nhiều hơn 1 chút
Bản chất là bạn mua bán trực tiếp với công ty quản lý quỹ Qua trung gian Tikop/Finhay/Infina
Bạn được ký hợp đồng trực tiếp với công ty quản lý quỹ Bạn không ký hợp đồng trực tiếp với công ty quản lý quỹ
Bạn chuyển khoản tới công ty quản lý quỹ, Fmarket không giữ tiền của bạn Bạn chuyển khoản qua Tikop/Finhay/Infina
Miễn phí giao dịch Tikop, Infina miễn phí;
Finhay thu phí bảo trì (quản lý) và thu phí rút khoản đầu tư
Đa dạng CCQ Một số ứng dụng ít CCQ hơn nhiều

3.4 Ưu điểm với tính năng đầu tư định kỳ SIP

Ngoài các ưu điểm trên, thì Fmarket có một tính năng nổi bật, mà mình rất thích, đó là Mua định kỳ (SIP).

Tính năng này cho phép bạn đăng ký mua định kỳ Chứng chỉ quỹ. Khi mua Chứng chỉ quỹ qua hình thức này, bạn có được một số ưu điểm sau:

  • Hầu hết được miễn phí mua, trong khi hình thức mua linh hoạt từng lần bạn phải chịu phí mua.
  • Tiết kiệm thời gian. Bạn đăng ký trên Fmarket 1 lần. Sau đó cài đặt chuyển khoản định kỳ trên ebank của ngân hàng bạn dùng (nếu ebank có tính năng này) theo đúng cấu trúc nội dung chỉ định. Hàng tháng mọi việc chuyển khoản, giao dịch sẽ tự động diễn ra.
  • Tự động tạo tính kỷ luật trong đầu tư.

4. HẠN CHẾ CỦA FMARKET

Fmarket có một số những hạn chế, tuy nhiên theo mình thì những hạn chế này đều có lý do. Thường là do những ưu điểm ở trên mang lại đến 1 chút xíu hạn chế dưới đây.

Những hạn chế này có đặc thù của Fmarket, nên cũng không cần phải điều chỉnh.

Fmarket

Tikop/Finhay/Infina

Chỉ có CCQ mở. Trong CCQ không bao gồm ETF Đa dạng các hình thức đầu tư: ETF, vàng, bất động sản
Mua tối thiểu theo giá trị mà công ty quản lý mỗi quỹ yêu cầu. Thường là tối thiểu 1 hoặc 2 triệu Chỉ với số tiền nhỏ 50K/500K tùy theo từng app
1 thao tác, chỉ mua được 1 loại CCQ Có thể tạo gói gồm nhiều loại CCQ, 1 thao tác mua được nhiều loại CCQ

5. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ FMARKET

Ngoài câu hỏi thường gặp “Fmarket là gì”, rất nhiều bạn thắc mắc những vấn đề sau:

5.1 Fmarket có thu phí của bạn không?

Fmarket hoàn toàn miễn phí cho người dùng.

Giao dịch qua Fmarket không làm bạn phát sinh thêm chi phí nào.

5.2 Fmarket lấy tiền từ đâu?

Fmarket như một đại lý môi giới, phần họ nhận được là hoa hồng từ các công ty quản lý quỹ.

5.3 Tại sao tôi vẫn mất phí khi đầu tư qua Fmarket?

Phí trực tiếp từ công ty quản lý quỹ

Tất cả các phí mà bạn phải trả đều là các phí bạn trả trực tiếp cho công ty phát hành Chứng chỉ quỹ, giống như bạn mua trực tiếp từ các công ty quản lý quỹ này. Ví dụ phí mua, bán, phí quản lý quỹ.

Các loại phí này bạn có thể xem được trên Fmarket cũng như được công bố trên website của các công ty quản lý quỹ phát hành ra Chứng chỉ quỹ. Phí mua Chứng chỉ quỹ thường phụ thuộc vào số tiền bạn giao dịch, càng cao sẽ càng chịu ít chi phí. Phí bán thường phụ thuộc vào thời gian bạn nắm giữ Chứng chỉ quỹ, càng dài càng ít chi phí.

Các chi phí này dù bạn mua qua bất kỳ đâu đều phải chịu.

Thuế thu nhập cá nhân

Khi đầu tư vào Chứng chỉ quỹ, bạn phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo luật định.

Bạn phải chịu mức thuế chuyển nhượng 0.1% trên mức giá chuyển nhượng. 0.1% này tính trên toàn bộ số tiền bạn bán chứng chỉ quỹ, không phải chỉ trên số tiền lãi.

Ví dụ bạn bán Chứng chỉ quỹ với giá trị là 10 triệu.

Quỹ đầu tư sẽ mua lại chứng chỉ quỹ, với mức phí bán như nói ở trên

Sau khi trừ đi phí bán, ví dụ còn là 9,999,000 VND.

Bạn chịu thuế chuyển nhượng là 0.1%*9,999,000 = 9,999 VND.

Số tiền thực nhận là 9,999,000-9,999 =9,989,001 VND.

5.4 Lãi của Chứng chỉ quỹ?

Tôi thấy lãi của các Chứng chỉ quỹ 1 năm gần đây đều rất cao, điều này có đúng không?

Lợi nhuận thể hiện trên Fmarket của các Chứng chỉ quỹ là số thực tế, tuy nhiên đây chỉ là số liệu lịch sử. Mà lịch sử thì chưa chắc đã phản ánh tương lai. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi tham gia.

6. HƯỚNG DẪN THAM GIA FMARKET

Giao diện của Fmarket trên website cũng như trên app đều khá đơn giản, và thân thiện.

Fmarket là gì - Giao diện

(1): Bạn bấm vào đăng ký, và làm theo hướng dẫn để mở tài khoản, và xác thực eKYC

(2): Bạn bấm vào tên các Chứng chỉ quỹ để tìm hiểu các thông tin cơ bản như hình dưới đây

Fmarket là gì - Tìm hiểu chứng chỉ quỹ

(3): Bấm mua để đăng ký mua và làm theo hướng dẫn.

Lưu ý khi sử dụng ebank của ngân hàng bạn để chuyển khoản, bạn phải copy đúng các thông tin chuyển khoản, đặc biệt là nội dung chuyển khoản để đảm bảo tiền về đúng tài khoản mua của bạn. Sau khi chuyển khoản xong nhấn Xác nhận thanh toán.

Fmarket là gì - Lệnh thanh toán

7. QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ FMARKET

Fmarket mang lại sự tiện lợi trong việc đầu tư chứng chỉ quỹ. Các trang thương mại điện tử giúp cho tiêu dùng trong nước tăng nhanh chóng, mình cũng hy vọng rằng Fmarket sẽ mang các chứng chỉ quỹ đến gần với mọi người hơn.

Khi đó thay vì đam mê với Shopee, Tiki, Lazada, một ngày nào đó sẽ có nhiều người quan tâm và “đam mê” với các Chứng chỉ quỹ hơn. Và dần dần sẽ quan tâm tới tài chính cá nhân, tiết kiệm và đầu tư, mà không chỉ dừng lại ở Chứng chỉ quỹ tại Fmarket nữa.

Vì sao mình lại nói điều này? “Không chỉ dừng lại ở Chứng chỉ quỹ tại Fmarket”? Khi tìm hiểu về các Chứng chỉ quỹ trên Fmarket các bạn sẽ thấy, có rất nhiều loại phí: phí mua, bán, phí quản lý quỹ… Các loại phí này nhỏ nhỏ, nhưng cộng vào cũng khá cao. Đối với đầu tư dài hạn, bạn cần rất cân nhắc. Điều này các quỹ ETF thường là có nhiều ưu điểm hơn. Để cho lời khuyên, thì mình vẫn khuyên bạn nên cân nhắc ETF. Lý do thì bạn có thể tham khảo bài viết Quỹ ETF là gì?

Đối với ETF bạn cũng có thể tham khảo đầu tư qua Tikop, mình có bài review tại đây.

Tuy nhiên để đa dạng hóa danh mục, thì bạn cũng có thể tìm hiểu Fmarket nhé. Dù sao nếu ko phải ETF, thì Chứng chỉ quỹ trên Fmarket cũng tốt hơn là “Shopee, Tiki, Lazada” đúng không nào : )

Mong là bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được Fmarket là gì, Fmarket lừa đảo không, đầu tư qua Fmarket có an toàn không.

Bạn có thể trải nghiệm Fmarket tại đây.

Related Posts